THỰC TẾ DU HỌC NGHỀ ĐỨC


THỰC TẾ DU HỌC NGHỀ ĐỨC
CHUYẾN KHẢO SÁT 29 NGÀY VÒNG QUANH CHÂU ÂU
Cuộc gặp gỡ với tiến sỹ Hans-Peter Schmidt  - Giám đốc VIỆN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP  (HWK) Phía INTERPROTRANS đã có cuộc trao đổi thực tế về du học nghề Đức cũng như chuyến tham quan thực tế nơi ở, học tập và sinh hoạt của du học sinh tại đây.

Mở đầu là cuộc trò chuyện thân mật với Tiến Sỹ Hans. Ông đã giới thiệu sơ bộ về trường cũng như chương trình học tập mà hiện tại Viện HVK đang giảng dạy.
Ông còn cho biết học nghề tại Đức là chương trình đào tạo kép. Chương trình đào tạo kép này được chia thành hai phần, đó là Lý thuyết và Thực hành. Hầu hết các trường đều đáp ứng được cả hai phần trên. Tuy nhiên phần thực hành đặc biệt thiên về ngành tiểu thủ công nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hầu hết không đáp ứng được. Khi ấy, các trường và doanh nghiệp sẽ tìm đến Viện của chúng tôi.

Hiện nay ở Đức, đào tạo nghề có hơn 360 ngành nghề, trong số đó thì 130 ngành là tiểu thủ công nghiệp và HVK tập trung hơn 40 ngành nghề mà Xây dựng và Tự động hoá là hai trong những thế mạnh của HVK.



Ảnh:  Ông Bùi Sơn Lâm – Giảm đốc Công ty TNHH INTERPROTRANS (thứ 2 từ trái sang)
    Ông Mathias Kaiser -  Trưởng đại diện của Tập đoàn Avestos (thứ 3 từ trái sang)
            Tiến sỹ Hans-Peter Schmidt  - Giám đốc Viện HWK (đầu tiên)
Tiến sỹ Hans cũng cho biết thêm rằng ông mong muốn rằng việc Đào tạo nghề luôn hướng tới mục đích xây dựng đội ngũ Kỹ sư thực hành là lực lượng nòng cốt chính của nền kinh tế đất nước. Bởi muốn phát triển kinh tế thì nguồn lao động chính cần 80% kỹ thuật viên, còn lại 20% là trình độ đại học. Các học viên tốt nghiệp nghề ra chính là những kỹ sư thực hành và được cấp bằng Mice - tương đương với bằng cử nhân
Ngoài việc tập trung đào tạo nghề, chúng tôi còn hướng nghiệp cho học sinh ngay từ lớp 8 hoặc lớp 9. Sau đây quý vị sẽ được xem các em hiện đang trải nghiệm nghề tương lai tại trường như thế nào. Việc hướng nghiệp này như một bước đệm thực sự quan trọng, giúp cho các em có một định hướng rõ ràng về nghề nghiệp tương lai của mình, xác định mình sẽ làm gì và có yêu thích công việc đó hay không. Và một điều quan trọng nữa là bước đệm này sẽ giúp các em hoạch định được cần chuẩn bị những hành trang gì cho cuộc đời của mình.
Viện HWK hiện đào tạo 40 ngành nghề với hơn 50 giáo viên thường trực và 150 cộng tác viên. Ký túc xá và căn tin được bố trí ngay tại trường để tiện lợi hơn cho các học viên. Họ sẽ học lý thuyết tại trường nghề sau đó thực hành tại HWK và được làm việc thực tế tại các doanh nghiệp. Hiện tại, trường đang đào tạo cho hơn 450 sinh viên chính quy, 800 sinh viên hướng nghiệp
Tại đây, ông Bùi Sơn Lâm – Giám đốc Công ty TNHH INTERPROTRANS cũng đã trực tiếp câu hỏi với tiến sỹ Hans để làm rõ hơn về việc đào tạo nghề tại HWK
Thưa ông, hiện có sinh viên Việt Nam đang theo học tại HVK không ạ?
Trong số, 450 sinh viên đang theo học, thì có hơn 60 sinh viên châu Á, và hiện tại chúng tôi chưa có sinh viên Việt Nam theo học tại trường. Nhưng qua các nguồn thông tin, chúng tôi được biết rằng Việt Nam là một thị trường thực sự tiềm năng cũng như có nguồn lao động trẻ năng động, nhiệt huyết và chăm chỉ. Đặc biệt khi so sánh với sinh viên Việt Nam thi sinh viên một số nước khác có phần lép vế hơn về nền tảng ngôn ngữ cũng như tính chăm chỉ trong công việc nên đôi khi không thể đáp ứng được chất lượng công việc hoặc không theo hết khóa học được.

Với vóc dáng và sức khỏe của người Việt Nam, theo ông đào tạo nghề tại Đức có phù hợp với các bạn hay không?
 Vấn đề này không quá quan trọng. Quan trọng là các bạn không mắc bệnh gì hết là được. Bởi vì chương trình đào tạo của chúng tôi luôn có máy móc hỗ trợ trong quá trình làm việc, nhằm thay thế sức người, nâng cao độ chính xác và cải thiện năng suất. Và chúng tôi không tuyển dụng ồ ạt mà chúng tôi luôn định hướng cho sinh viên theo nghề yêu thích của mình cũng như các bạn sẽ được chọn lựa ngành nghề phù hợp với vóc dáng và sức khỏe của mỉnh.

Liệu sinh viên có theo kịp vấn dề ngoại ngữ với dân bản xứ không?
Qua các năm đào tạo, ông Hans cho biết 23-30% đáp ứng được ngoại ngữ, số còn lại thì chưa đủ trình độ ngoại ngữ và chúng tôi luôn bổ trợ cho các bạn sinh viên trong suốt quá trình làm việc tại đây. Vì không nói được tiếng thì các bạn không thể hoàn thành công việc thực tế mà cấp trên giao.

Ông cũng có chia sẻ với đoàn chúng tôi rằng:

Năm 2013, viện HVK đăng cai tổ chức Cuộc thi: Tay nghề thế giới

Để được chọn là là nơi đăng cai thì HVK phải là cơ quan có năng lực đào tạo trong tất cả lĩnh vực và là nơi thường xuyên tổ chức tập huấn thi tay nghề ở châu Âu. Hiện viện HVK đang hợp tác với Nga, Mông Cổ, Đan Mạch, Nauy và một số nước châu Á khác.

“Triết lý của chúng tôi là: Không quan tâm bạn đến từ đâu, chỉ quan tâm cái đích bạn cần và chúng tôi sẽ đưa bạn đến đích đó”.

Ông còn cho biết:

Nước Đức, hiện chúng ta có nhiều lợi thế để thu hút nguồn lao động trẻ tại các nước khác bởi dân số của chúng tôi già và lực lượng này đa số vể hưu hoặc cũng sắp về hưu. Họ hiện tại là những chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực. Để duy trì sự phát triển kinh tế, họ có sứ mệnh phải chuyển giao nghề lại cho thế hệ trẻ - lực lượng tiên phong cho nền kinh tế của những năm tới đây. Ngoài ra chúng tôi có rất nhiều trung tâm đào tạo nghề với trang thiết bị hiện đại sẵn có- đây là một lỡi thế so với những nước khác. Hơn nữa, dân số trẻ tăng chậm, mà lực lượng này lại chia đều cho cả học nghề và học đại học, từ đó dẫn đến lực lượng lao động nghề thiếu hụt trầm trọng. Nếu ai cũng đi học đại học thì không phục vụ và giúp ích cho quốc gia, trong khi nền kinh tế quốc dân cần đến 80 % kỹ thuật viên tốt nghiệp nghề và chỉ 20% tốt nghiệp đại học.

Ông cũng bổ sung thêm dẫu có học đại học mà mong muốn trở thành cấp quản lý thì sinh viên cũng vẫn phải đi học nghề. Một ví dụ điển hình là ngành nhà hàng khách sạn, muốn trỡ thành quản lý thì cũng phải trải qua công việc việc buồng phòng ... thì mới trở thành quản lý được.

Một lợi thế khác, khi tham gia chường trình du học nghề thì học viên được miễn phí học phí và có thêm thu nhập hoặc trợ cấp khi thực hành tại các doanh nghiệp.



Chúng tôi cũng có cơ hội trao đổi với ông Mathias Kaiser - Trưởng đại diện của Tập đoàn Avestos

Thưa ông, có rất nhiều bạn du học sinh mong muốn đi học ngành điều dưỡng, thay vì các ngành khác, xin hãy cho ý kiến của ông về vấn đề này?

Thực tế, một số bạn sinh viên Việt Nam đi du học nghề tại Đức chưa hiểu rõ việc du học nghề Đức mà chỉ nghe các công ty tư vấn vẻ lên một viễn cảnh tươi đẹp khi được sang bên Đức. Trong thâm tâm các bạn nghĩ nghề điều dưỡng chỉ là chăm sóc người già, công việc không quá nặng nhọc hay đòi hỏi đầu óc như những ngành nghề khác. Một số bạn khác lại suy nghĩ hời hợt và chọn đại một nghề chỉ để được sang Đức và không hề có bất kỳ định hướng hay kế hoạch rõ ràng nào cho nghề nghiệp tương lai của mình.

Câu hỏi đặt ra là: với thân hình bé nhỏ của người Việt Nam, liệu bạn có khả năng chăm sóc nổi một người Đức cao tuổi nặng hơn 80 -100 kg? Và cụ thể hơn bạn đã bao giờ chăm sóc bố mẹ các bạn chưa? Vì bạn cũng phải coi họ cũng như bố mẹ của mình, họ ốm đau, ăn uống hoặc đi vệ sinh bạn đều phải giúp đỡ họ. Thêm một điều nữa là nếu có bất kỳ sai sót trong quá trình chăm sóc, như làm họ bị té, cho ăn uống hoặc chăm sóc không đúng cách dẫn đến cấp cứu, người nhà sẽ khởi kiện bạn. Lúc đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các du học sinh viên Nam, các bạn cần suy nghĩ kỹ nghề mà mình yêu thích hơn là theo xu thế!

Kết thúc buổi trao đổi là chuyến tham quan nơi ở của sinh viên cũng như một số xưởng thực hành.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1.    Học trong thời gian bao lâu? Tiền trợ cấp như thế nào?

Trả lời:
-          Thường thì các bạn được đào tạo nghề trong khoảng 3 – 3,5 năm. Đó là đối với những bạn đã có bằng B2 tiếng Đức và khả năng ngôn ngữ thực sự tốt. Còn đối với những bạn chỉ có bằng B1 tiếng Đức thì sẽ mất thêm khoảng 1-2 năm để học tiếng trước khi bắt đầu vào học chuyên ngành của mình, bởi vì khả năng ngôn ngữ thực sự tốt thì mới có thể hiểu rõ được chuyên môn.

-          Đối với mỗi nghề, trong quá trình đào tạo, các bạn sẽ được hưởng mức lương khác nhau. Thông thường, đối với chương trình nghề Điều Dưỡng, bạn sẽ nhận được từ 600 đến 1200 Euro/ tháng còn đối với chương trình Nhà hàng – Khách sạn, mức lương trung bình từ 600 đến 800 Euro/ tháng. Ngoài ra, đối với chương trình Cơ điện tử – Xây dựng, mức lương dao động từ 500 đến 700 Euro/ tháng.

2.    Có được đi làm thêm để trang trải cuộc sống không?

Trả lời: Trong thời gian học nghề, các bạn được phép làm thêm tối đa 20 giờ/ tuần. Tuy nhiên, các bạn sẽ phải có giấy phép. Các bạn có thể làm thêm tại các nhà hàng của người Việt hoặc xin làm thêm tại viện nơi thực hành luôn tuy nhiên vì chương trình học nghề cơ bản đã tương đối nặng, rất áp lực nên các bạn cần cân nhắc vấn đề này dựa trên tình hình thực tế để không lơ là việc học




3.    Khi tham gia vào khóa đào tạo nghề tại Đức, có được nghỉ dài như nghỉ hè/ nghỉ đông không?

Trả lời: Đối với chương trình đào tạo nghề, trong hợp đồng nghề đều ghi rõ sẽ có bao nhiêu ngày nghỉ phép em nhé, thông thường sẽ từ 24 – 27 ngày/ năm học. Em sẽ phải lên kế hoạch và đăng kí nghỉ phép trước để trường sắp xếp nhé. Còn về nghỉ hè hoặc nghỉ đông, có trường cho có trường không em ạ.

4.    Học xong có được gia hạn visa tiếp với lý do đi xin việc như các bạn học đai học không? Có thể định cư không?

Trả lời:
-          Thông thường đối với diện học nghề, các bạn chỉ có 12 tháng tìm việc cho nên trước khi hết hạn Visa 1 tháng các bạn cần liên hệ với Sở ngoại kiều bằng mail hoặc gọi điện xin lịch hẹn nêu rõ vấn đề cần gia hạn và xin được phép lao động.
-          Với năng lực tốt thì sau khi ra trường, sinh viên sẽ được nhận vào làm chính thức với mức lương khởi điểm là 2000 – 3000 Euro. Nếu làm việc từ 5 – 8 năm thì bạn sẽ được định cư tại Đức vĩnh viễn.
5.    Chương trình du học nghề này có những ngành nghề nào? Chi phí học hành và ăn ở cụ thể là bao nhiêu?

Trả lời:
-          Đợt này, phía chúng tôi đang tuyển sinh một số ngành như Nhà hàng khách sạn, Ô tô, Xây dựng và Thời Trang.
Chi phí / tháng
Trung bình (EURO )
Thuê nhà (ở chung hay kí túc xá)
300
Đồ ăn (tự nấu hay ăn ngoài)
165
Chi phí đi lại (phương tiện giao thông)
85
Bảo hiểm
65
Chi phí khác (sức khỏe, vui chơi giải trí, điện thoại,internet..)
100
Tổng chi phí/tháng
715
-          Chi phí sinh hoạt tại Đức rơi vào khoảng 450-650 Euro / tháng tùy vào thành phố. Cụ thể mức chi phí dự tính như sau

6.    Điều kiện để tham gia chương trình du học nghề này là gì?
Đối với chương trình nghề Đức, các bạn cần tối thiểu bằng THPT tại VN hoặc bằng Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học. Chương trình này giới hạn cho độ tuổi từ 18 – 28 có sức khỏe tốt không mắc các bệnh truyền nhiễm. Để du học nghề, các bạn cần phải học tiếng Đức đến trình độ tối thiểu B1 và tham gia lớp học kiến thức nền tại VN hoặc có bằng B2 tiếng B2.






Ảnh: Phòng thực hành hướng nghiệp cho học sinh
                



Ảnh: Phòng thực hành hướng nghiệp cho học sinh



Ảnh: Thời gian biểu làm việc trong ngày tại Viện HWK

                                       


Ảnh: Môi trường xung quanh khu vực Viện HWK






Ảnh: Sảnh vào Viện HWK





Ảnh: Lối vào Ký túc xá của sinh viên


THỰC TẾ DU HỌC NGHỀ ĐỨC THỰC TẾ DU HỌC NGHỀ ĐỨC Reviewed by News on 19:18:00 Rating: 5
Được tạo bởi Blogger.