HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ LÀ GÌ?

  • Hợp pháp hóa lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên các giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp trước khi sử dụng tại Việt Nam.
  • Chứng nhận lãnh sự là Chứng nhận lãnh sự con dấu, chữ ký của cơ quan nhà nước Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài.
*Cơ sở pháp lý ?
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháphóa lãnh sự.
-Thông tư số 01/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP.
- Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự.

 - Thông tư số 98/2011/TT-BTC ngày 5/7/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ Tài Chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự.

Hợp pháp hóa chứng nhận lãnh sự

*Việc chứng thực này do các cơ quan sau tiến hành:
·        Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (gọi tắt là Cục Lãnh sự), Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
·        Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Ngoại vụ); Địa chỉ: số 6 Alexandre De Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam) được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài.


 *Có 2 loại hợp pháp hóa lãnh sự:

- Hợp pháp hóalãnh sự không bao hàm việc chứng thực nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu;

- Hợp pháp hóalãnh sự bao hàm cả việc chứng thực về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ chấp nhận xem xét các giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác (Pháp lệnh lãnh sự năm 1990).


*Khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự, các bạn cần lưu ý một số điểm sau (theo Thông tư số 01/1999/TT-NG của Bộ Ngoại giao):

- Giấy tờ, tài liệu phải được trình bày rõ ràng, không bị tẩy xóa, sửa chữa. Trường hợp giấy tờ, tài liệu đã bị tẩy xóa, sửa chữa thì chỗ bị tẩy xóa, sửa chữa phải được đính chính theo qui định của pháp luật nơi lập văn bản;

- Giấy tờ, tài liệu có từ 02 tờ trở lên phải có dấu giáp lai giữa các tờ.

- Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ phải được chứng thực bởi cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài đó tại Việt Nam hoặc kiêm nhiệm tại Việt Nam;

- Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam phải được chứng thực bởi:

- Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước sở tại nếu đó là giấy tờ, tài liệu của nước sở tại. Đối với các nước có chế độ liên bang thì tùy theo thực tiễn và pháp luật địa phương, Cục Lãnh sự sẽ hướng dẫn cụ thể đối với từng cơ quan đại diện Việt Nam về cơ quan có thẩm quyền chứng thực của nước ngoài đó.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước thứ ba tại nước sở tại hoặc kiêm nhiệm nếu là giấy tờ tài liệu của nước thứ ba đó.

Nguồn : Tổng hợp
HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ LÀ GÌ? HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ LÀ GÌ? Reviewed by News on 21:49:00 Rating: 5
Được tạo bởi Blogger.