Hiện
nay, nền kinh tế mở cửa ngày càng phát triển, nhu cầu của con người trong việc
sinh sống và làm việc tại một nước khác cũng thế mà ngày càng tăng lên. Tuy
nhiên, các giấy tờ, tài liệu hành chính cá nhân của một người muốn có hiệu lực
để sử dụng tai một nước khác thì cần phải được kiểm chứng tính xác thực thông
qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chứng minh các tài liệu đó được gọi
là hợp pháp hóa lãnh sự tài
liệu. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì, yêu cầu cũng như thủ tục hồ sơ như thế
nào?
Hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng nhận lãnh sự là thuật ngữ dùng để nói đến việc xác nhận giá
trị hay tính chính xác của một văn bản nước ngoài thông qua việc kiểm tra chữ
kí, con dấu và tư cách của người kí văn bản, tài liệu đó. Khi một công dân của
một nước muốn các giấy tờ, tài liệu cấp bởi nước đó có hiệu lực và sử dụng được
tại một nước khác thì các giấy tờ tài liệu
này phải được chứng nhận bởi các cơ quan thẩm quyền tại nước đó hoặc nơi các
tài liệu này muốn có hiệu lực pháp lí. Ví dụ, người không có quốc tịch Việt
Nam, hoặc người Việt Nam có hộ chiếu nước ngoài muốn đăng kí kết hôn, đăng kí tạm
trú hay nhận con nuôi…tai Việt Nam thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu có liên quan thông qua các cơ quan chức
năng của nước Việt Nam.
Việc
chứng nhận lãnh sự thường được thực hiện bởi cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự
hoặc các cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự thông qua một hệ thống
các chữ kí để chứng minh tính chính xác của các chữ kí trước đó và thông thường chữ kí cuối cùng sẽ là chữ kí
của nơi tài liệu, văn bản muốn có hiệu lực.
Hiện
nay, nền kinh tế mở cửa được đẩy mạnh phát triển, việc giao lưu, trao đổi quốc
tế là điều không tránh khỏi, do đó nhu cầu hợp
pháp hóa lãnh sự tài liệu cũng tăng lên. Để việc chứng thực được trở lên dễ
dàng hơn một số nước đã kí công ước với các quốc gia khác.
Một
số tài liệu, văn bản được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định:
1. Giấy tờ, tài liệu được miễn theo quy ước quốc tế mà Việt
Nam và các nước liên quan đều là thành viên
2. Các giấy tờ tài liệu được chuyển trực tiếp qua đường
ngoại giao của các cơ quan thẩm quyền của các nước.
3. Các tài liệu được miễn theo quy định pháp luật Việt
Nam
Các
tài liệu văn bản không được hợp pháp hóa lãnh sự
1. Các giấy tờ, tài liệu bị tẩy xóa, sửa chưa mà không được
đính chính
2. Các giấy tờ còn mẫu thuẫn, không trùng khớp
3. Các tài liệu, giấy tờ giả mạo
4.
Các tài liệu, giấy
tờ có nội dung xâm phạm lợi ích nhà nước Việt Nam.
Ngoài
việc hiểu cặn cẽ các nội dung trên, việc chuẩn bị đúng, đầy đủ hồ sơ cần thiết
cũng rất quan trọng cho việc hợp pháp hóa lãnh sự tài
liệu nhanh chóng hiệu quả. Hồ sơ cần chuẩn bị thông thường bao gồm:
1. Tờ
kê khai thông tin hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu
2. Xuất
giấy tờ tùy thân bản gốc đối với nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bản chụp giấy tờ tùy
thân đối với nộp qua đường bưu điện.
3. Các
giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự
4. Bản
dịch các tài liệu, giấy tờ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu
5. Bản chụp các giấy tờ 3, 4 nhằm mục đích lưu lại
tại bộ ngoại giao.
Các giấy tờ hồ
sơ sau khi chuẩn bị xong sẽ được nộp tại bộ ngoại giao hoặc các cơ quan ngoại vụ
của các tỉnh. Kết quả sẽ được trả về sau khoảng một ngày làm việc tùy vào số lượng
giấy tờ cần được hợp pháp hóa mà thời gian này có thể lâu hơn.
Hợp
pháp hóa lãnh sự tài liệu là vô cùng
quan trọng trong việc chứng thực giá trị của của tài liệu, đảm bảo các tài liệu
không bị giả mạo, là thủ tục thiết yếu để một công dân nước ngoài được công nhận
tại một nước khác.
HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TÀI LIỆU VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT
Reviewed by
News
on
03:22:00
Rating:
