CÁC BƯỚC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TÀI LIỆU VIỆT NAM SỬ DỤNG Ở NƯỚC NGOÀI


Thủ tục hành chính là một trong những bước quan trọng nhằm đảm bảo tính hợp trong hành vi, tài liệu kèm theo của các chủ thể mà còn giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý. Trong đó, hợp pháp hóa lãnh sự là một trong những thủ tục hành chính đó. 

Không còn gói gọn trong phạm vi của một quốc gia mà đây là thủ tục giữa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia khác nữa. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu nước ngoài tại Việt Nam là gì? Làm các nào để có thể hợp pháp hóa tài liệu nước ngoài tại Việt Nam thành công? Đây là những câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân lúng túng, mất nhiều thời gian công sức mà vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Về mặt hình thức, hợp pháp hóa lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên tài liệu được cấp tại nước ngoài đó. Nhằm công nhận giấy tờ đó hợp pháp và đủ điều kiện được lưu hành tại Việt Nam. Về bản chất, thủ tục này nhằm xem xét giấy tờ, tài liệu đó có được cấp đúng thẩm quyền, hợp pháp hay không. Xét về khái niệm, thì hợp pháp hóa lãnh sự có thể xem gần giống như thủ tục chứng thực tài liệu, hồ sơ, giấy tờ ở Việt Nam.

Vậy các bước để hợp pháp hóa lãnh sự thành công bao gồm cần những gì?

Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều hiểu biết về trình tự thủ tục cũng như thời gian và công sức. Vì vậy, lựa chọn một công ty chuyên về dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu, hồ sơ sẽ giúp các bạn giảm bớt thời gian, công sức cũng như với chi phí hợp lý nhất. Theo quy định của cục lãnh sự (bộ ngoại giao) Việt Nam, thì hợp pháp hóa lãnh sự gồm bốn bước cơ bản:

Bước 1: Tài liệu dùng để xin hợp pháp hóa lãnh sự trước tiên cần được dịch thuật sang ngôn ngữ của quốc gia mà nó được lưu hành trong tương lai. Bản dịch tài liệu hồ sợ đó cần được dịch thuật một cách chính xác và do chính dịch thuật viên của công tác viên dịch thuật dịch.

Bước 2: Chứng thực tư pháp đối với bản dịch thuật đó. Trong bước này, tài liệu hồ sơ sau khi dịch xong sẽ được cơ quan tư pháp Việt Nam cấp dấu chứng thực nếu đúng theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng thực tư pháp không có thẩm quyền xem xét nội dung của tài liệu, hồ sơ sau khi được dịch. Chỉ trừ những nội dung trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội sẽ không được xác nhận chứng thực.

Bước 3: Nộp hồ sơ để lấy dấu hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao Việt Nam. Cụ thể là cục lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Bước 4: Nộp hồ sơ tại đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ngoài để công nhận giấy tờ, hồ sơ đó được phép lưu hành tự do ở nước ngoài.

Nếu bạn đang có ý định học tập, làm việc, sinh sống hay hợp tác kinh doanh với nước ngoài thì hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu Việt Nam trước khi sử dụng ở nước ngoài là một điều bắt buộc. Nhắm đáp ứng nhu cầu, xu hướng phát triển chung của xã hội, công ty dịch thuật chuyên nghiệp chúng tôi có thể giúp bạn hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu nhanh, chính xác và hiệu quả nhất.

Với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực này, chúng tôi đã giúp cho nhiều cá nhân Việt Nam thành công trong những thương vụ lớn hay có thể sinh sống, làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, công ty chúng tôi cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Được hỗ trợ quý khách hàng trong thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu Việt Nam khi sử dụng ở nước ngoài là niềm vui của công ty dịch thuật chuyên nghiệp chúng tôi.





CÁC BƯỚC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TÀI LIỆU VIỆT NAM SỬ DỤNG Ở NƯỚC NGOÀI CÁC BƯỚC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TÀI LIỆU VIỆT NAM SỬ DỤNG Ở NƯỚC NGOÀI Reviewed by News on 19:49:00 Rating: 5
Được tạo bởi Blogger.